Trang Chính

HOẠT ĐỘNG MỖI TUẦN TẠI TRƯỜNG VIỆT NGỮ


Playing Outside Time


A Different Pond Reading


Modern Dance Class



Canteen của trường Việt Ngữ (Viet Ngu’s Cafeteria)


CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRƯỜNG VIỆT NGỮ MINNESOTA

Trường Việt Ngữ Minnesota được thành lập vào tháng 8 năm 2013 theo nhu cầu học tiếng Việt của cộng đồng người Việt tại Minnesota. Niên khoá 2013–2014 là năm chúng tôi ra mắt dưới cái tên Trường Việt Ngữ Minnesota. Hiện tại, trường đang có gần 200 học sinh với sự tình nguyện của hơn 40 giáo viên và phụ giảng viên để hướng dẫn 15 lớp, từ mẫu giáo đến lớp sáu. Trường là một tổ chức bất vụ lợi, toàn thể ban giảng huấn, và ban điều hành đều làm việc thiện nguyện. Mục đích của Trường Việt Ngữ Minnesota là góp phần duy trì và phổ biến ngôn ngữ cùng văn hóa Việt đến toàn thể học sinh tham gia bằng cách dạy nói, đọc, viết tiếng Việt, và những sinh hoạt của trường.  Trường mở cửa vào ngày Chủ Nhật mỗi tuần từ 09:20 sáng đến 12:30 trưa. Để đạt được mục đích và hoài bão trên, chúng tôi rất mong được mọi sự hỗ trợ của toàn thể đồng hương Việt Nam tại Minnesota. Với sự góp sức của quý vị, chắc chắn rằng Trường Việt Ngữ Minnesota sẽ ngày càng phát triển và phục vụ đồng hương một cách hữu hiệu hơn.




Hướng dẫn và mục tiêu giảng dạy tiếng Việt từ lớp Vỡ Lòng – Lớp 6

  • Lớp Vỡ Lòng
    Lớp vỡ lòng là lớp nhỏ nhất, các em lớp vỡ lòng  sẽ được học hát và học thuộc lòng hết 29 chữ cái (17 phụ  âm đơn và 12 nguyên âm), số (0-20), dấu (Dấu sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng) và còn 11 phụ âm ghép thì cũng cho các em biết. Nếu ...
  • Lớp Mẫu Giáo
    Lớp mẫu giáo là lớp đầu tiên trong chương trình Việt ngữ vì được soạn theo khuynh hướng chung của các trường Việt ngữ là nhận học sinh từ 6 – 7 tuổi.  Học sinh lớp mẫu giáo đã biết viết các chữ cái nên tiến trình dạy đánh vần bắt đầu từ đây; không phải ...
  • Lớp 1
    Vài lưu ý về việc dạy lớp một chương trình sách lớp 1, ngoài phần dạy đánh vần còn thêm phần tập đọc, viết chính tả và kiến thức tổng quát.  Các bài tập đọc được cố gắng viết với đa số ngữ vựng đã được học, tuy rằng có một số chữ bao gồm ...
  • Lớp 2
    Vài lưu ý về việc dạy lớp hai khi lên tới lớp hai, học sinh đã tương đối biết tự đánh vần. Thầy cô không cần phải dạy đánh vần một cách chi tiết nữa mà chỉ cần dạy các em đọc vần rồi để tự các em ráp dấu và các phụ âm để ...
  • Lớp 3
    Vài lưu ý về việc dạy lớp ba, về vần của lớp ba cũng giống lớp hai; tức là không cần phải ráp từng mẫu tự mà chỉ cần dạy cách đọc vần rồi để học sinh tự đọc khi ráp các phụ âm và dấu vào vần. Những bài tập đọc của lớp ba ...
  • Lớp 4
    Những đề tài của bài học bắt đầu trở nên đa dạng với mục đích tạo cho học sinh nguồn ngữ vựng phong phú về mọi khía cạnh của cuộc sống. Chủ đề về lịch sử bắt đầu từ thời lập quốc, đặc biệt chú trọng những anh hùng dân tộc có công dựng nước ...
  • Lớp 5
    Các em bắt đầu giai đoạn tập viết một đoạn văn dài. Thầy cô nên khuyến khích học sinh đặt những câu dài với nhiều ý tưởng phụ thuộc để dẫn tới việc viết một đoạn văn. Các đề tài của bài tập đọc bắt đầu đi vào những đề tài phong tục tập quán ...
  • Lớp 6
    Các em bắt đầu giai đoạn tập viết một bài luận văn đầy đủ. Phương pháp dạy viết không đi vào những quy luật viết văn hay thể loại của bài văn vì điều quan trọng nhất trong việc viết văn là óc sáng tạo.  Hơn nữa kỹ thuật viết văn nên để học sinh ...


Bài hát bảng chữ cái tiếng Việt | Tôi có thể đọc tiếng Việt

Học bảng chữ cái tiếng Việt qua bài hát này (một hệ thống đặt tên bê xê). Có 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, được trình bày ở đây là tên chữ cái. Tất cả các tên chữ cái mang âm vị ngữ âm của chúng, ngoại trừ c và g. Trong khi tên chữ cái của c và g được phát âm là “seh” và “dzeh”, âm thanh của chúng tương tự như c như trong khối lập phương và g như trong dê, tương ứng.